Những ông bố tuyệt vời
Tại TP.HCM, thông tin chúng tôi được biết trung ương đã cấp về khoảng 5.000 phôi sổ đỏ mẫu mới có mã QR và dự kiến sẽ đủ cấp trong khoảng một tuần. Trong khi đó, hiện một số địa phương vẫn chưa nhận được phôi sổ đỏ theo mẫu mới này.Theo đó, mẫu sổ đỏ mới có 2 trang, gồm cả mã QR, thay vì 4 trang như sổ đỏ đang áp dụng. Theo điều 14 thông tư số 10/2024, mã QR được in trên sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, 16 chữ và có 1 tờ 2 trang A4) dùng để lưu trữ, hiển thị các thông tin chi tiết và các thông tin để quản lý mã QR (kích thước 2,0cm x 2,0cm).Thông tin phản hồi từ mã QR có giá trị như thông tin trên sổ đỏ, thống nhất với thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai hoặc thông tin ghi nhận trong hồ sơ địa chính đối với những nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai.Bên cạnh đó, việc áp dụng cung cấp mã QR của sổ đỏ phải bảo đảm yêu cầu kỹ thuật theo tiêu chuẩn Việt Nam. Mã QR của sổ đỏ phải được khởi tạo và in trên cùng một hệ thống phần mềm ứng dụng quản lý cơ sở dữ liệu đất đai tại địa phương và được tích hợp trên cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.Mã QR được thể hiện ở góc trên bên phải trang 1 của sổ đỏ được in lần đầu. Đối với trường hợp có thay đổi thông tin sau khi cấp sổ đỏ thì mã QR được thể hiện ở góc bên phải của cột "Nội dung thay đổi và cơ sở pháp lý" tại mục 6 trang 2 của sổ đỏ.Sổ đỏ theo mẫu mới chỉ còn 1 tờ 2 trang, thay vì 4 trang như hiện nay. Trang 1 gồm Quốc huy, Quốc hiệu, dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất", mã QR, mã giấy chứng nhận…Trang 2 gồm sơ đồ thửa đất, tài sản gắn liền với đất, những thay đổi sau khi cấp giấy chứng nhận, số vào sổ cấp giấy chứng nhận, nội dung lưu ý đối với người được cấp giấy chứng nhận…Trách nhiệm tổ chức thực hiện được quy định tại điều 45. Theo đó, Cục Đăng ký và Dữ liệu thông tin đất đai (Bộ TN-MT) và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm kiểm tra, phổ biến, chỉ đạo, thực hiện thông tư. Sở TN-MT có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, hướng dẫn trong quá trình thực hiện ở địa phương.Yêu cầu Facebook, Google gỡ bỏ 621 tài khoản, bài viết có nội dung xấu, độc
Cầu Tân Kỳ Tân Quý bắc qua kênh Tham Lương - Bến Cát, có tổng chiều dài 224,8m. Trong đó, cầu chính dài 82,9m, rộng 16m với 4 làn xe. Hiện cây cầu đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn các hạng mục cuối như dọn dẹp mặt bằng, lắp đặt biển báo cũng đang được nhà thầu đẩy nhanh tiến độ để đưa vào thông xe vào ngày 21.1.
Vũ khí Hàn Quốc trên hành trình phủ sóng toàn cầu
Ngày 3.3, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM tổ chức hội nghị công bố đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Khi TP.HCM sắp xếp lại tổ chức bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông, đồng thời tổ chức lại đầu mối bên trong.Sở Văn hóa và Thể thao là 1 trong 16 cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND TP.HCM sau khi sắp xếp. Hiện cơ quan này có 10 phòng ban chuyên môn và 25 đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo giảm tối thiểu 15% như quy định.Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM gồm: ông Trần Thế Thuận làm giám đốc và 5 phó giám đốc ông Võ Trọng Nam, bà Nguyễn Thị Thanh Thúy, ông Nguyễn Nam Nhân, ông Nguyễn Minh Nhựt và ông Nguyễn Ngọc Hồi.Nhận nhiệm vụ mới, ông Nguyễn Ngọc Hồi, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (nguyên Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông) khẳng định sẽ nhanh chóng tiếp cận công việc và nỗ lực hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ông cũng mong nhận được sự quan tâm, chỉ đạo từ ban giám đốc, sự hỗ trợ của đội ngũ cán bộ, viên chức trong ngôi nhà chung ngành văn hóa, thể thao, truyền thông.Trao đổi tại hội nghị, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thế Thuận bày tỏ sự tri ân và trân trọng những đóng góp của các nhân sự nhận nhiệm vụ mới, trong đó có nhiều người giữ chức vụ thấp hơn.Năm 2025, TP.HCM được giao nhiệm vụ cùng các cơ quan Trung ương tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước. Ông Thuận cho biết trong 5 tiểu ban của thành phố thì Sở Văn hóa và Thể thao đóng vai trò thường trực 4 tiểu ban.Năm nay, TP.HCM cũng tổ chức một số lễ kỷ niệm quan trọng như 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, 80 năm Ngày Quốc khánh 2.9… Trong đó, lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam là một trong những hoạt động lớn của ngành.Đánh giá nhiệm vụ trong năm 2025 rất nặng nề, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao yêu cầu các phó giám đốc làm việc với từng phòng ban chuyên môn để xây dựng kế hoạch hoàn chỉnh. Ông lưu ý chiến lược phát triển văn hóa, thể thao và thông tin truyền thông cần phải hòa quyện vào nhau.Nhấn mạnh truyền thông là công tác không thể thiếu trong phát triển của toàn ngành, ông Thuận tin tưởng nếu phát huy tốt vai trò của từng đơn vị, sự đoàn kết tập thể thì ngành sẽ mạnh lên rất nhiều. "Chúng ta cùng đoàn kết, gắn bó, cộng đồng trách nhiệm để phát triển đơn vị ngày càng tốt hơn", ông Thuận chia sẻ thêm.Thực hiện chủ trương tinh gọn bộ máy, Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM sắp xếp lại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp như sau:Sắp xếp, chuyển chức năng của Phòng Tổ chức lễ và sự kiện về Văn phòng sở và Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa, gia đình.Sáp nhập Phòng Báo chí và Phòng Xuất bản, In, Phát hành thành Phòng Báo chí – Xuất bản, ông Trịnh Hữu Anh làm Trưởng phòng.Sắp xếp Trung tâm Văn hóa và Trung tâm Thông tin triển lãm thành Trung tâm Văn hóa và Triển lãm TP.HCM, ông Lê Đức Pháp làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam, Trung tâm Ca nhạc nhẹ, Trung tâm Tổ chức biểu diễn và Điện ảnh thành Trung tâm Nghệ thuật TP.HCM, ông Lê Hồng Sơn làm Giám đốc.Sắp xếp Trung tâm Thể thao dưới nước Yết Kiêu, Câu lạc bộ Thể dục thể thao Thanh Đa thành Trung tâm Thể thao dưới nước TP.HCM, ông Hoàng Đức Tân làm Giám đốc.Sắp xếp Nhà thi đấu Thể dục thể thao Phú Thọ, Nhà tập luyện thể thao Phú Thọ, Câu lạc bộ Bơi lặn Phú Thọ, Trung tâm Huấn luyện – Thi đấu Thể dục thể thao thành Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục thể thao TP.HCM, ông Lý Đại Nghĩa làm Giám đốc.
Sau bước dậm đà của năm 2023, SHB đang tập trung nguồn lực để triển khai chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ, toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi "Tâm - Tin - Tín - Tri - Trí - Tầm".
Ukraine 'vét' 50.000 quân nhân để củng cố tiền tuyến?
Lê Hoàng Anh Tài (20 tuổi, quê Tiền Giang) là một "nạn nhân" của hàng dài kẹt xe chiều mùng 2 tết. Tài cho biết gia đình lái xe cá nhân lên Đà Lạt du lịch, thế nhưng vừa ra khỏi đèo Bảo Lộc thì kẹt xe. Tài cho biết: "Trước tình cảnh chờ đợi do kẹt xe, gia đình đã quyết định thay đổi kế hoạch và ở lại Bảo Lộc. Khí hậu không khác so với Đà Lạt nhưng ít xe cộ và khách du lịch hơn nên gia đình mình thấy rất thoải mái". Đây là lần đầu tiên Tài đến Bảo Lộc du lịch và thấy ấn tượng với cảnh đẹp, không khí tại nơi này. "Giá cả của các dịch vụ ở đây cũng hợp lý. Mình và gia đình đều hài lòng với trải nghiệm này và chắc chắn sẽ quay trở lại nếu có cơ hội", Tài nói. Gia đình Tài dự kiến sẽ trở về quê vào mùng 5 tết. Lê Thị Thiên Phúc (19 tuổi, quê Đà Nẵng) cũng cho biết đi du lịch cùng với gia đình, nhưng do tuyến đường lên Đà Lạt quá chật vật nên đã ở lại Bảo Lộc để vui chơi. Phúc cùng các thành viên trong gia đình đã thức dậy từ 4 giờ sáng để kịp săn mây tại đèo mây Lộc Thành (TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng). Phúc cho biết đây là lần đầu tiên may mắn bắt trọn khoảnh khắc biển mây tuyệt đẹp sau nhiều lần du lịch tại Lâm Đồng. "Ở Bảo Lộc lượng khách du lịch không đông lắm, nhưng cũng có rất nhiều cảnh đẹp chẳng khác Đà Lạt. Mình đã được trải nghiệm cảm giác đón bình minh trên mây trong không khí se lạnh, thực sự rất vui", Phúc hào hứng nói. Còn Phạm Thoại Nguyên (25 tuổi, quê Vĩnh Long) cũng "quay đầu xe" ở lại Bảo Lộc thay vì cố lên Đà Lạt đông đúc. Nguyên đã tự tìm hiểu về những địa điểm vui chơi tại Bảo Lộc để có kỳ du lịch thoả mái. Nguyên cho biết cảm thấy Bảo Lộc là một địa phương phù hợp với tính cách vốn hướng nội của bản thân. "Mình cho rằng mục đích của đi du lịch là để thư giãn tinh thần. Thay vì chạy theo xu hướng, chọn địa điểm nổi tiếng nhiều người đi thì mình ưu tiên chọn địa điểm cho mình cảm giác thoải mái hơn", Nguyên nói. Đặng Võ Uyên Phương (22 tuổi, quê Lâm Đồng) rất tự hào khi sinh ra và lớn lên tại TP.Bảo Lộc. Phương không ngại mời bạn bè từ nơi khác đến nhà chơi để thăm thú quê hương mình. "Khi đến Bảo Lộc lần đầu tiên, nhiều người bạn của mình đã thấy ấn tượng vì khí hậu không khác Đà Lạt. Các bạn đều hài lòng, thậm chí còn lên kế hoạch để tiếp tục quay lại Bảo Lộc trong năm nay", Phương nói. Phương cũng cho rằng nếu du lịch vào dịp tết đến, có thể lựa chọn Bảo Lộc để tránh cảnh đông đúc, chật chội mà vẫn có thể bắt gặp nhiều cảnh đẹp, trải nghiệm được các nét văn hóa truyền thống của dân tộc vùng Tây Nguyên. Phương cũng chỉ ra các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Bảo Lộc, du khách có thể đến tham quan một số địa điểm: Khu du lịch thác Đam B'ri, Tu viện Bát Nhã, Chùa linh Quy Pháp Ấn, đèo mây Lộc Thành, đồi chè Tâm Châu...